Phân loại nhựa theo công dụng
Trong thực tế sản xuất và sử dụng, nhựa thường được phân loại thành 3 loại ( tiêu chuẩn)
+ Nhựa thông dụng
+ Nhựa kỹ thuật
+ Nhựa chuyên dùng
- Nhựa thông dụng
Là loại được sử dụng với một lượng lớn. Bao gồm những chủng loại nhựa: PE, PP, PS, ABS, PVC, PMMA
- Nhựa kỹ thuật
Là tên chung của những loại nhựa mà chất lượng trội hơn nhiều so với nhựa thông dụng như PE và PS trong tính chất cơ lý như độ bền kéo, độ kháng nhiệt, . . . và được sử dụng sản xuất cho các chi tiết máy và chi tiết yêu cầu tính năng cao. Nhựa kỹ thuật được cải thiện về độ bền trơn, kháng hóa chất, nhiệt, . . . cũng có công dụng cao trong sử dụng. Chúng được gia công sợi thủy tinh, sợi carbon… theo công dụng yêu cầu. Loại nhựa kỹ thuật tiêu biểu là PA, PC, PPO biến tính, POLYESTER bão hòa, nhựa FLUORIDE, PI, nhựa SULFONAMID, PPS, . . .
- Nhựa chuyên dùng
FLOURINGTED ETHYLEN PROPYLENE (FEP), SILICONE (SI), PE trọng lượng phân tử cực kỳ cao, . . . cũng không thuộc trong các loại nhựa thông dụng, nhựa kỹ thuật. Mỗi loại nhựa chỉ sử dụng trong một số lĩnh vực riêng biệt.
Nhựa PP là gì?
Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen. Danh pháp IUPAC: poly(1-methylethylene)
Tên khác : + Polypropylene; Polypropene;
+ Polipropene 25 [USAN];Propene polymers;
+ Propylene polymers; 1-Propene homopolymer
Thuộc tính:
Công thức phân tử: (C3H6)x
Tỷ trọng: PP vô định hình: 0.85 g/cm3 PP tinh thể: 0.95 g/cm3
Độ giãn dài: 250 – 700 % Độ bền kéo: 30 – 40 N/mm2
Độ dai va đập: 3.28 – 5.9 kJ/m2 Điểm nóng chảy : ~ 165 °C
Đặc tính:
Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
PP không màu không mùi,không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công dụng:
Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
Nhựa Polyetylen (PE) là gì?
Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới (hàng năm tiêu thụ trên 60 triệu tấn).
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no
Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Tính chất vật lý:
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.
Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
Tính chất hóa học:
Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon no như không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm.
Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Ứng dụng:
Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.
Phân loại:
Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được chia thành 8 loại:
- VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)
- LDPE (PE tỷ trọng thấp)
- LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)
- MDPE (PE tỷ trọng trung bình)
- HDPE (PE tỷ trọng cao)
- UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)
- PEX hay XLPE (PE khâu mạch)
- HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)
VLDPE:
Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn.
Tỷ trọng: 0,880 – 0,915 g/cm³
Được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao.
Là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó.
Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.
LDPE:
Tỷ trọng: 0,910 – 0,925 g/cm³
Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -110 °C
LLDPE:
Tỷ trọng: 0,915 – 0,925 g/cm³
MDPE:
Tỷ trọng: 0,926 – 0,940 g/cm³
HDPE:
Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene).
Tỷ trọng: 0.941 – 0,965 g/cm³
UHMWPE:
Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình số cỡ hàng triệu (từ 3,1 đến 5,67 triệu). UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn.
Tỷ trọng: 0,935 – 0,930 g/cm³. Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C
PEX hay XLPE:
Được chế tạo bằng cách cho thêm các peôxít hữu cơ (ví dụ: dicumyl peôxít,…) vào PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là phương pháp đúc quay (rotational molding) và bức xạ hồng ngoại (irradiation).
PEX được ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
Mẹo phân biệt các loại đồ nhựa bằng ký hiệu
Trong cuộc sống bạn bắt gặp và sử dụng rất nhiều loại đồ nhựa khác nhau, mỗi loại có những tính năng và tác dụng cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Phân biệt các loại nhựa khác nhau giúp bạn có kiến thức bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp, bài viết dưới đây giúp các bạn phân biệt các loại nhựa khác nhau qua ký hiệu trên từng sản phẩm nhựa.
Số 1: Là loại nhựa polyethylene terephtalate, hay còn được gọi là PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng… đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, với bề mặt xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại, do đó, nó chỉ được xem là loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần và rất dễ dàng để tái chế.
Số 2: Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa… đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp. Nhựa số 2 cũng được xem là có thể dễ dàng tái chế.
Số 3: Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Các loại rèm nhựa pvc hay giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước… là nhựa PVC.
Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone, do đó, nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
– thông thường là đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng. Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 trong việc lưu trữ thực phẩm càng nhiều càng tốt. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
Số 4: Đây là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm… Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng không phải là đối tượng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
Số 5: Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút… đều được thuộc loại nhựa số 5. Loại nhựa này được xem là an toàn, và ngày càng được chấp nhận bởi chương trình tái chế.
Số 6: Nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Bạn cũng sẽ thấy rằng nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng. Do đó, chúng ta nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6 càng tốt. Rất khó để tái chế các loại đồ nhựa số 6.
Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo đã được phát minh sau năm 1987, trong đó có Polycarbonate và chất BPA rất đáng sợ.
Hầu như không có bất cứ loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính… Rất khó để tái chế nhựa số 7 và các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.
Loại nhựa nào là an toàn?
Tóm lại, các loại đồ nhựa số 2, 4, 5 thường được coi là an toàn. Đồ nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần. Khi bạn lựa chọn đồ nhựa gia dụng, cần phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những con số được đánh dấu dưới đáy các loại chai, hộp nhựa. Tốt nhất là không nên chọn những loại đồ nhựa không có nhãn mác gì nhé.
PA là gì:
PA, còn gọi là ni-lông, so với các loại nhựa khác có ưu điểm như tính chịu mài mòn, bền, nhẹ, chịu hoá chất, chịu nhiệt, chịu nhiệt độ thấp, dễ gia công, độ trơn bong cao, không độc, dễ pha màu. Nhiệt độ trong nhà PA có tính giãn dài và tính chịu va đập cao, dải nhiệt sử dụng rộng, thong thường có thể đạt từ -40 đến -100oC. Ngoài ra có đặc tính lưu động cao.
Điểm không đạt của PA là: Do tính nở nhiệt và tính hút nước gây ra độ chính xác kích thước không đủ, tính chịu axit kém, độ cứng và độ đàn hồi không đạt. Sau khi gia cường, có thể trở thành 1 trong những loại nhựa kỹ thuật ưu viêt.
Phạm vi sử dụng:
Sản xuất xe ô tô: Lưới lọc nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bình, vật dụng đựng đồ tiêu hao, bình dựng dầu máy, nắp đậy lốc máy, bình đựng nước tản nhiệt, bánh răng chuyển động cân bằng. Cũng có thể dung trong linh phụ kiện đồ điện ô tô, ê cu nối dây. Linh kiện khởi động, điều khiển vv..
Công nghiệp điện, điện tử: SX nồi bán dẫn, máy hút bụi điện, máy gia nhiệt cao tần, ê cu nối dây sản phẩm điện, công tắc và trở điện vv.
Máy móc chính xác và thiết bị y tế: Ống truyền máu, máy hút máu, máy truyền dịch vv.. PA sợi đơn có thể làm chỉ khâu phẫu thuật, tóc giả vv; Ngoài ra làm bàn chuyển động máy đánh chữ điện tử, e cu, bánh răng chuyển động, tấm lọc máy in băng.
Ngành nghề khác: Dùng làm thân bật lửa, gioăng ắc quy kiềm khô, kính mũ bảo hiểm xe máy, vỏ hộp máy văn phòng, bánh xe ghế vp, ghế và tựa lưng, giầy trượt tuyết, cước câu cá vv, màng PA ngăn khí khá tốt, chịu dầu mỡ, chịu va đập ở nhiệt độ thấp, không dễ bị xuyên thủng, có thể dung làm bao bì đựng thịt, thịt hun khói và thực phẩm đông lạnh.
Nylon là một trong những đầu tiên phát triển loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật được sử dụng trên toàn thế giới. Tài liệu này có các đặc tính nổi bật, bao gồm cả độ bền kéo cao và sức đề kháng tốt để leo, mài mòn tuyệt vời, hóa chất và khả năng chịu nhiệt, và hệ số ma sát thấp.
Ứng dụng: Một tỷ lệ lớn Nylon hợp với sợi thủy tinh, chất độn khoáng sản và các chất phụ gia như ngọn lửa- chất làm chậm. Việc bổ sung các sợi và chất độn làm tăng các đặc tính như sức mạnh, độ cứng, và đón độ ẩm giảm. Một số lượng lớn các ứng dụng bao gồm, phụ tùng ô tô, giày trượt con lăn, thảm, phụ tùng xe đạp, các nhà bếp, thiết bị thể thao, và nơi ở công cụ. Nylon có thể được xử lý thông qua ép phun, giải pháp, đùn đúc, roto đúc, đúc thổi và sơn bột.
Nhựa ABS là gì?
Cấu tạo của nhựa ABS gồm 3 đơn phân tử acrylonnitrile, butadiene, styrene. Các đơn phân tử này ảnh hưởng đến tính chất của nhựa ABS: tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hoá chất là do acrylonnitrile; tính dễ gia công, tính bền của styrene; tính dẻo, độ dai va đập là của butadiene.
Khối lượng riêng trung bình 0.00105g/mm2 Độ co ngót trung bình 0.0005
Cấu tạo nhựa ABS
Nhựa ABS được sử dụng nhiều trong kĩ nghệ điện, điện tử, ô tô, xe máy,… Ví dụ: vỏ màn hình máy tính, Ti vi, vỏ xe máy, các công tắc điện, mủ bảo hiểm xe máy đều dùng nhựa ABS. Các sản phẩm tạo ra chủ yếu bằng công nghệ ép phun.
PP, PE cho quý doanh nghiệp từ các hãng nổi tiếng của Hàn Quốc, Đài Loan,Thái Lan, Malaysia… Hóa nhựa ĐÔNG ĐÔ còn cung cấp phụ gia cho ngành nhựa. Chúng tôi bảo đảm cung ứng số lượng lớn và ổn định cho sản xuất lâu dài.
“Phối trộn các loại nhựa và các phụ gia nhựa” (Nov 15, 2010)
Khóa huận luyện
“Phối trộn các loại nhựa và các phụgia sử dụng trong ngành nhựa”
Vấn đề phối trộn các loại nhựa rất quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa hiện nay, nó mang lại cho sản phẩm nhựa nhiều tính năng mong muốn nhờ những ưu điểm của các loại nhựa trộn hợp với nhau. Tuy nhiên vấn đề phối trộn phụ thuộc vào đặc tính của các loại nhựa, cần có nguyên tắc của phối trộn để mang lại hiệu quả cao nhất, với kinh nghiệm thực tế và những kiến thức lý thuyết phù hợp với thực tế Công ty Nhựa Xanh chúng tôi tổ chức khóa huấn luyện: “Phối trộn các loại nhựa và các phụ gia sử dụng trong ngành nhựa” vào ngày 25
tháng 11 năm 2010 để giúp cho quí công ty có những kiến thức thực tế trong việc phối trộn các loại nhựa và các phụ gia mới trong ngành nhựa, nội dung chương trình mang lại cho quý công ty những kiến thức trong vấn đề phối trộn, các phụ gia liên quan trong phối trộn các loại nhựa, cách xứ lý vấn đề trong tái chế nhựa… Đối tượng tham dự la các nhà quản lý, kỹ sư và kỹ thuật viên ngành nhựa.
Nội dung chương trình
Chương 1: Lý thuyết về nhựa
- Định nghĩa
- Các tính chất của nhựa
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của nhựa
- Các chỉ số lựa chọn trong gia công nhựa
- Các ứng dụng của các loại nhựa
Chương 2; Các loại nhựa thông dụng và đặc tính của các loại nhựa
- Nhựa Polyethylene (PE)
- Nhựa Polypropylene (PP)
- Nhựa Polyvinylclorua (PVC)
- Nhựa polystyrene (PS)
- Nhựa ABS
- Nhựa PA
- Nhựa Polyester (PET, PBT)
- Nhựa PC
Chương 3: Các phụ gia sử dụng trong ngành nhựa
- Chất chống oxy hóa
- Chất trợ gia công
- Chất trợ va đập
- Chất tương hợp
- Chất chống cháy
- Chất ộn định
- Chất hóa dẻo
- Một số phụgia khác
Chương 4: Lý thuyết trộn hợp các loại nhựa
- Giới thiệu về polymer blend
- Sự tương hợp của các loại nhựa
III Nguyên tắc phối trộn các loại nhựa
- Hỗn hợp polymer blend
- Một số hỗn hợp nhựa trong thực tế và những ứng dụng
Chương 5: Một số thiết bị dùng để tạo polymer blend
Chương 6: Ứng dụng của trộn hợp nhựa trong vấn đề tái chế nhựa phế liệu
http://www.vpas.vn/ShowType/NewsDetail.aspx?lang=vn&rowmn=5&rowmnc=0& idn=1050
Moisture content, Intrinsic Viscosity
Ngày nay bao túi nilông đang ở thời kỳ “hòang kim”, đâu đâu cũng có. Nhưng ít người biết được rằng một số chúng được sản xuất từ những chất liệu nhựa độc hại với sức khỏe con người.
Nhìn chung những lọai nhựa PP, PE, PS là những lọai nhựa không có tính độc. PE, PS thường được dùng để sản xuất các đồ đựng thực phẩm cố định như khay, hộp, đĩa. Nhựa PVC có tính độc nên không được dùng để sản xuất túi hay hộp đựng thực phẩm được.
Muốn nhận biết nhựa có tính độc
hay không, hãy dùng kéo cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa và quan sát:
- Nhựa không có tính độc thì rất dễ cháy. Sau khi đã kéo ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy và có chảy chất nước lỏng, không bốc khói.
- Ngược lại nhựa có tính độc thì khó cháy, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm. Khi cháy bốc khói và có mùi khét lạ.
Ngòai ra:
- Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước dễ chìm xuống,còn lọai không độc thì nhẹ và dễ nỗi trong nước.
- Nhựa có độc sờ vào thấy mềm mại hơn, trên bề mặt có gợn những hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như kiểu sáp ong (Theo Bách khoa gia đình)
Xem xét vấn đề độc hại của chất dẻo khi sử dụng có thể nói rằng, tất cả những chất dẻo dùng làm bao bì chứa thực phẩm lỏng đều an toàn vì các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa.
Đồ gia dụng nào, nhựa ấy
Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam, Viện Hoá học – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam và trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme – trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã thành công trong việc tìm ra được tổ hợp vật liệu PE có khả năng phân rã đến kích thước milimet trong môi trường tự nhiên với thời gian khoảng 3 – 6 tháng và đang tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xem xét việc hỗ trợ cho một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất loại túi PE tự phân hủy loại này cung cấp cho thị trường trong nước và có thể xuất khẩu.
Các nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu tung ra thị trường các loại bao bì từ polylactic axit có khả năng phân hủy hoàn toàn đến nước và CO2. Do giá thành còn cao nên đó là loại vật liệu trong tương lai.
Trong sinh hoạt hàng ngày, loại nhựa thường gặp nhất là PE (polyethylene). Đi vào một số cửa hàng bán tạp hoá hay đồ nhựa, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều loại túi hình chữ nhật trong suốt không màu hay túi đựng có nhiều màu khác nhau mà theo thói quen không biết từ khi nào gọi nhầm là túi nilon (nilon là một loại polyamid có cấu tạo hoá học và tính chất hoàn toàn khác).
Những chai đựng sữa, nước ngọt và một số thực phẩm lỏng khác thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, được gọi tắt là HDPE (high density polyethylene) hay PVC (polyvinyl chloride) loại chuyên dùng cho thực phẩm. Có thể nói ở tất cả các chợ lớn, nhỏ, siêu thị hay chợ ven đường… hàng hoá giao cho khách hàng đều đựng túi PE. Tuy nhiên, việc sản xuất ra HDPE cũng sử dụng tới các hoá chất độc hại như hexane và benzne.
Một loại nhựa khác gần với PE là PP (polypropylene). Do PP có tính chất cơ học cao hơn PE nên được kéo sợi và dệt thành các loại bao bì đựng gạo, đường, ngô, đậu nành, lạc… Tùy theo yêu cầu, phía trong bao gì còn một lớp màng chống ẩm. Sợi PP còn dệt thành bạt để che mưa, nắng rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Các loại xô, chậu, rổ rá cũng thường làm bằng nhựa PP được xem là loại plastic tốt nhất.
Chai đựng nước tinh khiết có dung tích 0,3; 0,5 và 1,0 lít thường thấy trên bàn tiếp khách của cơ quan, bàn ăn của nhà hàng, gia đình, mang theo đi công tác hay du lịch, chủ yếu làm bằng nhựa PET (polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này có độ bền cơ học tốt nên bầu như không bị nứt, vỡ khi vận chuyển.
Những loại chai lớn hơn có dung tích 5 lít, 20 lít cũng làm bằng loại nhựa này. Một lượng lớn chai PET có dung tích khác nhau còn được sử dụng để để đựng dầu thực vật (đậu nành, mè, lạc…)… Tuy nhiên, những loại nhựa này có thể rò rỉ vào trong nước kim loại an-ti-môn và ô-xít chì rất độc hại nhất là khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng lại những chai nhựa làm bằng PET vì khó làm sạch và có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Những hộp bảo quản thức ăn hình khối chữ nhật (storage box) gia công trong nước hay xuất xứ từ Trung Quốc có phần thân không màu, hơi mờ đục còn nắp có các màu nhạt khác nhau thường làm bằng nhựa PE hay HDPE. Một loại hộp đựng hình trụ có nắp hay cốc uống nước thon đáy để xếp thành chồng nhiều chiếc cho gọn khi vận chuyển và sắp xếp trước khi sử dụng cũng làm từ nhựa PE hay HDPE. Trên nắp hộp có đề dòng chữ nổi cho biết an toàn khi cho vào lò vi sóng (This is microwave oven safe).
Bình đun nước siêu tốc, vỏ quạt máy, vỏ máy hút bụi và ống kèm theo phần lớn làm bằng nhựa ABS (acrylonitil butadien – styren). Loại chất dẻo này chịu được nước sôi không bị biến dạng, có tính chất cơ học tốt, đặc biệt có độ bền va đập cao. Chính vì vậy khi hút bụi trên sàn nhà có diện tích rộng, có thể lấy chân hất mạnh cho chạy sang vị trí khác và nếu có va vào chân bàn, ghế cũng không sao.
Tất cả những loại chất dẻo nêu trên như PE, HDPT, PVC, PET, ABS đều thuộc họ nhựa nhiệt nghĩa là khi tăng nhiệt độ thì mềm ra rồi chảy nhớt và khi làm nguội lại trở về trạng thái rắn ban đầu. Vì tất cả chúng sử dụng cho mục đích thông thường nên còn gọi là nhựa nhiệt dẻo thông dụng (commodity thermoplastics).
Một loại sản phẩm đã có mặt ở nước ta do Trung Quốc sản xuất là bình pha trà cá nhân hình trụ có nắp vặn chặt và bên trong có bầu lọc để chặn các lá chè khi rót hay uống trực tiếp. Bình này làm bằng nhựa PC (polycacbonat) màu trong suốt, có độ bền cơ học rất cao và chịu nhiệt tốt hơn nhựa PET nên có thể đổ nước sôi trực tiếp khi pha trà mà không làm bình biến dạng. Do có độ bền cơ học và chịu nhiệt cao nên nhựa PC được xếp vào loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật (engineering thermoplastics). Nylon cũng thuộc loại nhựa này. PC chứa nhiều chất độc chloride, gây rò rỉ dioxin, loại chất cực độc gây ung thư.
Nhiều loại bát, đĩa có các hoạ tiết rất đẹp mắt trên nền trắng đục và cầm trên tay có cảm giác không phải là nhựa nhưng thực ra những sản phẩm này làm từ tổ hợp nhựa melamin-fomandehyt có thêm chất độn và phụ gia, thường gọi tắt là nhựa melamin. Đây là loại nhựa nhiệt rắn (thermoset plastics), nghĩa là khi gia nhiệt đến một nhiệt độ nhất định bị rắn lại và có nâng nhiệt độ lên nữa cũng không nóng chảy.
Nhận biết nhựa tốt bằng cách… đốt
Với những kiến trên, bạn có thể nhận biết được những sản phẩm nhựa dùng hàng ngày đi từ gốc nhựa nào. Tuy
nhiên, để chắc chắn hơn, có thể làm một thí nghiệm đơn giản là đốt. Nhựa PE, HDPE, PP đều thuộc một họ có cấu tạo hoá học gần như nhau, nếu có khối lượng phân tử thấp thì tương tự như parafin (sáp). Do vậy, nếu châm bật lửa đốt, không có mùi khét thì đấy là PE, HDPE hay PP. Nhựa PET, ABS cháy với ngọn lửa có khói đen và có mùi khét. Còn nhựa PVC không cháy thành ngọn lửa.
Độc hại nếu không dùng đúng cách
Xem xét vấn đề độc hại của chất dẻo khi sử dụng có thể nói rằng, tất cả những chất dẻo dùng làm bao bì chứa thực phẩm lỏng với các thương hiệu nổi tiếng trong nước hay nước ngoài thì đều an toàn vì các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa.
Vấn đề đáng lo ngại nhất là sử dụng tùy tiện những bao bì cũ. Thật không an toàn khi dùng những thùng nhựa đã đựng sơn nước để muối dưa, cà.Một số hoá chất độc hại có trong sơn đã thấm vào nhựa sẽ khuếch tán ra môi trường nước – axit của dưa, cà và có tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nói chung, tuyệt đối không dùng các thùng nhựa đã đựng hoá chất để đựng nước ăn hay các loại thực phẩm lòng. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm,
dầu thực vật, rượu thuốc, nên dùng chai PET (mới hay đã đựng nước tinh khiết) vì loại chai này có độ an toàn cao về vệ sinh thực phẩm.